Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

Bất đồng với ý kiến 'không thể đi dép lốp bay vào vũ trụ'
13:59

Bất đồng với ý kiến 'không thể đi dép lốp bay vào vũ trụ'

Bất đồng với ý kiến 'không thể đi dép lốp bay vào vũ trụ'

Bất đồng với ý kiến 'không thể đi dép lốp bay vào vũ trụ' Bạn có biết rằng Henry Ford đã chế tạo máy cầy và ôtô từ những năm đầu thế kỷ 19 chạy bằng động cơ hơi nước không. Bạn có biết anh em nhà Wright đã tự bỏ tiền ra nghiên cứu chế tạo máy bay cũng trong thời kỳ này như thế nào không.

Người gửi: Việt Dũng, 58.187.17.72
Gửi tới: Ban Khoa học
Tiêu đề: Cần khuyến khích sáng tạo của người dân


Đọc những thông tin, bài viết về quá trình và thành quả nghiên cứu sáng tạo các thiết bị máy móc phục vụ người dân và khó tin nhất là chế tạo máy bay của anh Danh, anh Hải khiến tôi rất khâm phục và xúc động. Tôi cũng là một người rất thích máy bay và mong ước trong đời có một lần được bay lên không trung, nếu được bay bằng chính máy bay do người Việt Nam lái thì càng tuyệt vời.

Tôi đã đọc toàn bộ các ý kiến trên đây và bản thân tôi cũng thấy rằng nhà nước nên khuyến khích những sáng tạo như vậy, và nếu không có điều kiện cung cấp tài chính thì cũng nên cử chuyên gia có chuyên môn hỗ trợ và tạo điều kiện để họ thử nghiệm, chứ không nên chỉ vì sợ trách nhiệm (tai nạn,...) và nguy hiểm hơn nghĩ rằng người Việt Nam chỉ làm việc trình độ thấp thôi mà ngăn cản.

Tôi thấy có một số ý kiến bất bình về việc nhiều độc giả có ý chê trách các khoa học gia tại các viện nghiên cứu của Việt Nam không có được các phát minh sáng kiến phục vụ cho người dân như những "Hai lúa" sáng tạo kia. Có thể các bạn là những người trong ngành nên mới có thái độ như vậy. Bởi nếu không phải trong ngành thì hẳn bạn cũng sẽ như chúng tôi, những người dân, quá bức xúc về thực trạng nghiên cứu khoa học trong mọi lĩnh vực ở nước ta với số thành quả ứng dụng vào thực tế đem lại hiệu quả cho xã hội quá ít ỏi, đặc biệt là trong lĩnh vực cơ khí chế tạo. Nước ta 80% dân số là Nông nghiệp, Nhà nước coi hiện đại hóa Nông nghiệp nông thôn là một chiến lược; điều này cũng đã được minh chứng bởi thành công mà Trung Quốc đã từng làm và trải qua. Chính vì vậy, những phát minh về "máy bóc hành", "máy bóc tỏi", "máy cắt củ", "máy thái bèo" … những máy móc do anh Hải, anh Danh chế tạo, ước mơ chế tạo máy bay để giúp người dân làm nông nghiệp hiệu quả hơn, và còn nhiều nữa những sáng tạo đã và đang tiếp tục được người dân tự sáng tạo quả thật là đáng trân trọng và giúp đỡ.

Tôi rất không đồng tình với ý kiến cho rằng "không thể đi dép lốp bay vào vũ trụ", rằng người Việt Nam xuất phát điểm lạc hậu, chỉ nên chế tạo tốt cái xe đạp đã, và rằng chế tạo máy bay trong giai đoạn này là lãng phí. Thứ nhất, bạn có biết rằng Henry Ford của Mỹ đã chế tạo máy cầy và ôtô từ những năm đầu thế kỷ 19 chạy bằng động cơ hơi nước không. Bạn có biết anh em nhà Wright đã tự bỏ tiền ra nghiên cứu chế tạo máy bay cũng trong thời kỳ này như thế nào không, nền hàng không thế giới có được như ngày nay thậm chí không chỉ bỏ ra công sức tiền của mà còn có cả sự hy sinh thử nghiệm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Nền kinh tế và khoa học Mỹ lúc đó liệu có được như Việt Nam bây giờ không. Thứ hai, theo như bạn thì Việt Nam chỉ làm được những thứ đơn giản như xe đạp mà đừng mơ tới những thứ công nghệ cao. Thế nhưng thực tế đã chứng minh là anh Danh, anh Hải đã làm được đó, dù còn cần phải hoàn thiện hơn. Thực tế chứ không phải cái gì khác đã bác bỏ quan điểm bó hẹp của bạn và chứng tỏ rằng người Việt Nam có thể làm được việc lớn. Thứ ba, nếu nói về vấn đề lãng phí thì tôi cho rằng xã hội mình có quá nhiều thứ để chống lãng phí so với phần kinh phí để nghiên cứu sáng tạo của anh Danh, anh Hải. Thêm vào đó, từ trước tới giờ hai anh vẫn tự bỏ ra toàn bộ kinh phí nghiên cứu chế tạo. Vì thế, tôi tạm hiểu ý bạn theo nghĩa là xét theo quan điểm kinh doanh thì với những kinh phí đã bỏ và sẽ tiếp tục bỏ ra, sản xuất được máy bay tại Việt Nam thì có hiệu quả gì không? Theo như anh Hải, anh Danh tính thì kinh phí sản xuất 1 chiếc máy bay chưa hoàn thiện (tức là làm đơn chiếc thủ công) cũng chỉ tương đương 1 chiếc xe hơi trong nước, tức là cũng chỉ khoảng 150 - 200 triệu đồng. Nếu tiến tới sản xuất quy mô thì sẽ còn rẻ hơn. Không những thế, bạn có nhìn thấy tương lai những chiếc máy bay made in Vietnam sẽ được sử dụng trong nông nghiệp, trong trồng và bảo vệ rừng, trong nghiên cứu khoa học, trong cứu trợ, trong vận tải, trong quân sự,… và hơn nữa là góp phần phát triển ngành hàng không Việt Nam, công nghệ chế tạo cơ khí chính xác của Việt Nam. Liệu với những lợi ích đó có xứng đáng để chúng ta đầu tư không. Tôi thì tôi tin là có và tôi tin là sẵn sàng sẽ có nhiều doanh nghiệp nghiên cứu và có thể đầu tư miễn là Nhà nước có chính sách cụ thể.

Riêng tôi, tôi cho rằng trong điều kiện mà các cơ quan khoa học chưa có điều kiện hỗ trợ kinh phí cho các chương trình nghiên cứu sáng tạo của người dân thì Nhà nước ta cũng nên có chính sách tạo điều kiện cung cấp kiến thức, hỗ trợ kỹ thuật, điều kiện thử nghiệm để các sáng tạo của người dân được phục vụ cho chính nhu cầu cuộc sống của họ, đóng góp và sự phát triển đất nước. Chẳng hạn các Bộ Khoa học công nghệ có thể lập đơn giản nhất là một website, xa hơn là một trung tâm, một số điện thoại cung cấp kiến thức, là nơi để những người có sáng tạo thực tế có thể liên hệ, trao đổi để được giúp đỡ.

Xin cảm ơn.

 


dịch vụ định cư du học mỹ

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét